Những điều cần biết nếu chuyển đổi từ CPU Intel sang AMD

Mặc dù Intel vẫn duy trì phần lớn thị phần CPU nhưng AMD đang tiến gần hơn nhờ những thành công đáng kể. Trước sức ép, Intel đã phải đổi mới để bộ xử lý của họ hiệu quả hơn về mức tiêu thụ năng lượng cũng như thiết kế để làm việc tốt hơn cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhờ tích hợp NPU. Tuy nhiên, chúng đã gặp sự cố mà Intel không thể khắc phục thông qua các bản cập nhật firmware.

Những điều cần biết nếu chuyển đổi từ CPU Intel sang AMD- Ảnh 1.

AMD đang vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh Intel liên tục gặp khó

ẢNH: REUTERS

Trong khi đó, AMD tiếp tục các nỗ lực vào AI với kiến trúc Zen 5 sắp ra mắt khiến nhiều người cảm thấy hứng thú hơn. Ngay cả kiến trúc Zen 4 hiện cũng có một bổ sung đáng chú ý, nơi Ryzen 7 5800X3D gây ấn tượng mạnh về hiệu suất, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn khi nói đến việc tiết kiệm khi lắp ráp PC. CPU có giá khoảng 11,59 triệu đồng này thậm chí nhỉnh hơn Core i9-13900K (giá khoảng 15,59 triệu đồng) trong các điểm chuẩn chơi game nói chung nhờ công nghệ 3D V-Cache.

Dẫu vậy, CPU của AMD lại không thực sự tốt trong các tác vụ không phải chơi game, đặc biệt là năng suất. Do đó nhiều người có thể đắn đo khi rời bỏ CPU Intel. Sau đây là một số điều mà người dùng nên xem xét trước khi chuyển đổi.

Tiết kiệm ngân sách

Chi phí luôn là ưu điểm của CPU AMD khi nói đến các hệ thống PC tự lắp ráp, mặc dù Intel cũng đang cho thấy họ thay đổi quan điểm với Raptor Lake. Để giảm giá thành, AMD đã loại bỏ tản nhiệt trên các CPU (không phải giá rẻ) với lý do hướng đến game thủ nên thường sử dụng giải pháp tản nhiệt bên thứ ba. Kết quả là, bộ xử lý của hãng luôn đảm bảo sự cân bằng tốt giữa hiệu suất so với chi phí bỏ ra.

Sự tiến bộ của AMD đã chứng kiến các công nghệ cũ bị công ty loại bỏ thẳng tay khỏi bo mạch chủ của họ. Ví dụ, bo mạch chủ cho thế hệ Ryzen hiện tại chỉ hỗ trợ DDR5, trong khi bo mạch chủ cho Intel vẫn cung cấp khe cắm RAM DDR4. Kết quả là nếu chuyển sang CPU AMD thế hệ mới từ hệ thống có RAM DDR4, người dùng phải thay thế chúng bằng RAM DDR5 để chạy.

Mặc dù có sự bất tiện nhưng thực tế RAM DDR5 là tương lai. Hơn nữa, AMD có ý định hỗ trợ socket AM5 cho thế hệ Zen 4/5 trong tối đa 5 năm, nghĩa là nếu chuyển sang bộ xử lý của hãng, họ sẽ không phải lo lắng về xung đột bo mạch chủ trong những lần nâng cấp tiếp theo.

Những điều cần biết nếu chuyển đổi từ CPU Intel sang AMD- Ảnh 2.

Intel có lợi thế lớn từ sự hỗ trợ đa dạng của thị trường bo mạch chủ

ẢNH: REUTERS

Khả năng ép xung

Một lĩnh vực khác mà AMD đã làm lu mờ Intel trong quá khứ là khả năng ép xung, nhưng mọi thứ đang thay đổi khi bo mạch chủ Intel Z-series cung cấp nhiều không gian ép xung hơn so với Ryzen 7000 series. Khi ép xung, người dùng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ ép xung của riêng từng thương hiệu, với AMD có Precision Boost Overdrive khá dễ sử dụng, còn Intel Extreme Tuning Utility cung cấp hơn 140 điều khiển để chỉnh điện áp, tốc độ xung nhịp… tiện lợi.

Lưu ý rằng khi cần ép xung, các bộ xử lý đắt tiền của AMD sẽ yêu cầu mua bộ tản nhiệt riêng (do không đi kèm), trong khi của Intel sẽ có sẵn bộ tản nhiệt tiêu chuẩn với khả năng tản nhiệt kém hơn so với giải pháp chuyên dụng.

Sự ổn định và độ tin cậy

Các vấn đề về tính ổn định trên CPU Intel Core thế hệ thứ 13 và 14 đã trở thành một cân nhắc quan trọng, vì vậy nếu đang tìm một CPU hiện đại ổn định và đáng tin cậy, AMD có lẽ là lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Nói như vậy không có nghĩa bộ xử lý của hãng không có vấn đề về độ tin cậy, ví dụ công ty chỉ mới giải quyết một vấn đề về lỗ hổng trên chip mới của họ đã tồn tại từ năm 2006. Lỗ hổng có tên Sinkclose có thể cho phép người dùng độc hại trích xuất thông tin từ máy tính, mặc dù việc khai thác lỗi này yêu cầu người dùng phải cấp quyền truy cập cấp độ nhân.

No comments

Powered by Blogger.